Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn - Địa chỉ: Tổ 7, thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang

Tật khúc xạ học đường và cách phòng tránh

Chủ nhật - 04/12/2016 14:07
Năm học mới đã bắt đầu, chất lượng học tập của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố sức khỏe. Chính vì vậy việc quan tâm hướng dẫn trẻ phòng tránh một số bệnh thường xảy ra trong độ tuổi đến trường là nhiệm vụ rất quan trọng cần phải làm của các bậc phụ huynh.
Untitled
 

Tật khúc xạ (TKX) học đường thường mắc ở tuổi đang đi học, là quá trình học tập, vui chơi giải trí thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng phòng học không đầy đủ, bàn ghế không đúng khoảng cách quy định... Những nguyên nhân trên có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng điều tiết của đôi mắt, làm cho thị lực giảm dần. Khi thấy trẻ kêu nhức mắt, mỏi mắt, nhức đầu thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám mắt ở các cơ sở chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt để phát hiện sớm bệnh, tránh không làm tăng độ TKX.

          Cận thị Là một loại tật khúc xạ phổ biến rất hay gặp ở lứa tuổi học sinh. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và thói quen sinh hoạt, tỷ lệ cận thị ngày càng gia tăng gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống và kết quả học tập của trẻ.

Hai nguyên nhân chính gây bệnh cận thị là do bẩm sinh và mắc phải. Bệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng bị cận thị. Loại này có đặc điểm là độ cận cao, có thể trên 20 đi ốp, độ cận tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành, khả năng phục hồi thị lực của người bệnh kém dù được điều trị. Bệnh cận thị mắc phải thường gặp ở lứa tuổi học sinh, do các em học tập, làm việc, nhìn gần nhiều trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu tâm đến vấn đề giờ giấc, ánh sáng phòng học của con để tránh tật cận thị cho trẻ.

          Viễn thị

          Là khi nhìn xa rõ hơn nhìn gần, bệnh thường gặp ở tuổi bắt đầu học cấp 1. Viễn thị thường gây nhược thị và có thể là yếu tố gây ra lác điều tiết nên cần phải được phát hiện và điều trị sớm. Với biểu hiện, trẻ đọc sách hay nhìn gần bị mỏi mắt, nhức mắt, nhức đầu, cố gắng nhìn lâu có thể bị đỏ mắt. Mắt có khuynh hướng quay vào trong làm lé trong.

          Trẻ bị viễn thị cần được khám khúc xạ sau khi làm liệt điều tiết để xác định chính xác độ viễn thị. Phương pháp điều trị chủ yếu là đeo kính. Việc đeo kính phải đi kèm với chế độ luyện tập mắt tích cực để làm giảm độ viễn thị. Trẻ cần được khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện… Mục đích là làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị.

          Loạn thị

Là khi nhìn xa hay gần đều mờ. Loạn thị xảy ra khi mặt trước của mắt (giác mạc) hoặc ống kính bên trong mắt, có một độ cong bề mặt hơi khác nhau theo một hướng khác. Thay vì ngay thẳng và mịn trong tất cả các hướng, bề mặt có thể có một số khu vực cong hoặc dốc hơn. Loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách. Loạn thị thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Các dấu hiệu và triệu chứng của loạn thị bao gồm: Bóp méo trong các phần của lĩnh vực thị giác, mờ mắt, mỏi mắt, nhức đầu… Trẻ bị loạn thị thường bị mờ khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm, chẳng hạn như chữ H đọc thành chữ N,…

          Phòng bệnh

          Để phòng ngừa các tật khúc xạ, phụ huynh cần chú ý quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ mắt, vệ sinh mắt hàng ngày, cần hướng dẫn trẻ ngồi học thẳng lưng, mắt cách mặt chữ 30cm; phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn để phía đối diện với tay cầm bút; không nên cho trẻ đọc sách, xem ti vi, chơi điện tử quá hai giờ liên tục; tuân thủ đầy đủ chế độ giải lao vui chơi và dinh dưỡng hợp lý; khám mắt định kỳ tại các cơ sở chuyên khoa mắt để được phát hiện sớm TKX và chỉnh kính hợp lý; đeo kính đúng số, đúng bệnh hoặc phẫu thuật để phòng tránh nhược thị và hậu quả sau này.

Tác giả bài viết: Thu Ngân

Nguồn tin: Trung tâm Truyền thông GDSK:

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây