Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn - Địa chỉ: Tổ 7, thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang

Khảo sát công tác chăm sóc bà mẹ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, năm 2021

Chủ nhiệm Nguyễn Thị Dung Thành viên Nguyễn Thanh Tuấn, ĐInh Thị Ly Na
Số N/A Năm 2021
Cấp độ Cấp cơ sở Lĩnh vực Y tế
Ở Việt Nam, tỷ lệ mổ lấy thai cũng khá cao và tăng dần hàng năm. Ở Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh từ giữa thập kỷ 50 đến hết thập kỷ 60, tỷ lệ mổ lấy thai khoảng 9%. Những năm đầu thập kỷ 80 tỷ lệ này là 15%. Đến những năm đầu thập kỷ 90 đã lên đến 23%.
Trước sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, sản khoa là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Đặc biệt phương pháp mổ lấy thai được bác sĩ chỉ định, khi các trường hợp sinh qua đường âm đạo không an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Bà mẹ cần có thời gian lâu hơn để phục hồi sức khỏe và cũng có nhiều nguy cơ xảy ra tai biến nhiều hơn cho cả mẹ và con. Về phía mẹ, sinh mổ mất máu nhiều hơn so với sinh thường, tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, tử cung và bàng quang. Tổn thương các cơ quan  như ruột bàng quang, đặc biệt là mổ lấy thai được lặp lại. Quá trình liền sẹo có thể gây đau và tắc ruột sau khi mổ. Tăng thời gian và chi phí nằm viện. Về phía trẻ, trẻ sinh mổ có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém hơn trẻ sinh thường. Do sinh mổ trẻ không tiếp nhận được vi sinh vật có lợi từ ống sinh của mẹ, do đó vi sinh vật có lợi chậm khu trú trong đường ruột cho nên hệ miễn dịch của trẻ phát triển chậm trễ hơn. Trẻ sinh mổ không được bú mẹ ngay sau sinh nên trẻ không tận dụng hết nguồn sữa non quý giá từ mẹ trong những giờ đầu sau sinh. Vì vậy trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hơn trẻ sinh thường đặc biệt là bệnh hen suyễn, bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Trẻ sinh mổ tăng nguy cơ suy hô hấp gấp 1,9 lần so với trẻ sinh qua ngả âm đạo và gấp 2,5 lần khi chưa có chuyển dạ.
Hiện nay cùng với sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mổ lấy thai thì vấn đề chăm sóc hậu phẫu và hậu sản của bà mẹ sau mổ lấy thai là vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc chăm sóc như một sản phụ sinh thường, cần có kế hoạch chăm sóc đặc biệt cho bà mẹ và trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai nhằm hạn chế các biến chứng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh và giúp sản phụ sớm trở về với hoạt động bình thường sau sinh mổ. Chăm sóc tốt còn góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, 80% số ca tử vong ở mẹ có thể ngăn chặn được, nếu sản phụ được chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ, được chăm sóc cơ bản. Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh trong quá trình sinh nở và chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh, có thể làm giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng. Nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra 36% số trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh. Chính vì thế, nghiên cứu tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh sau mổ lấy thai là thực sự cần thiết góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bà mẹ và  trẻ sơ sinh, xuất phát từ nhu cầu đó đề tài: “Khảo sát công tác chăm sóc bà mẹ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, năm 2021
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây