Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn - Địa chỉ: Tổ 7, thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang

“THỜI ĐIỂM VÀNG CẤP CỨU” VÀ NHỮNG HỦ TỤC LẠC HẬU

Thứ sáu - 15/09/2023 16:49
Trong khám chữa bệnh, cấp cứu người bệnh tại Bệnh viện có những thời điểm được coi là “Thời điểm vàng cấp cứu” tức là đúng thời điểm đó, được cấp cứu kịp thời sẽ cứu chữa thành công nhất những ca bệnh, nhưng chỉ đến chậm 1 phút, 2 phút quá “thời điểm vàng” sẽ khó để thành công. Trong thực tế tại BVĐK huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã gặp rất nhiều những ca bệnh đến muộn do trước đó đã thực hiện những nghi thức, thủ tục lạc hậu trước khi người bệnh đến bệnh viện.
“THỜI ĐIỂM VÀNG CẤP CỨU” VÀ NHỮNG HỦ TỤC LẠC HẬU
Đồng Văn – Là một huyện biên giới ở phía Bắc của tỉnh Hà Giang, có hơn 19 dân tộc anh em cùng sinh sống và cũng là một trong những huyện nghèo nhất của cả nước, là huyện biên giới với hơn 52km đường biên giáp danh với nước bạn Trung Quốc và chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được coi là “phên dậu của Tổ quốc”.
Với gần ¾ diện tích là núi đá tai mèo, nước sinh hoạt và sản xuất không đủ, người dân nghèo đói, lương thực chính chỉ có ngô. Người dân chủ yếu sinh sống ở những vùng đồi núi, mật độ dân cư thưa thớt, tỷ lệ hộ nghèo chiếm phần lớn. Chính vì vậy Đồng Văn trong bài hát “Quê em đây huyện Đồng Văn” có câu: “Người Đồng Văn quanh năm vất vả, sống trên trên đá chết nằm trong đá…” dù ngày nay đã có sự đổi thay hàng ngày do có chính sách phát triển của Đảng và Nhà Nước, tuy nhiên đa số các gia đình các Dân tộc thiểu số huyện Đồng Văn vẫn còn duy trì các nếp sống, hủ tục lạc hậu: Cúng làm ma dài ngày, cúng khi bị ốm đau bệnh tật, đẻ con tại nhà, cắt rốn trẻ sơ sinh bằng dụng cụ bẩn không có sự hỗ trợ của Nhân viên y tế, tự ý đắp thuốc, uống thuốc không rõ nguồn gốc tại nhà, Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống…
Đứng trước Hội nhập kinh tế, Phát triển kinh tế và nhận thấy cần thay đổi, đổi mới mạnh mẽ trong nhận thức đời sống của nhân dân. Tỉnh Ủy Hà Giang đã ban hành Chỉ thị số 09 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng bài trừ các hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Nghị quyết số 27 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Huyện ủy Đồng Văn đã ban hành các chương trình: số 16-CTr/HU ngày 01/06/2021 về thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU;Chương trình số 38-CTr/HU ngày 17/6/2022 về thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU. Từ các chương trình hành động của Huyện Ủy ban hành, Đảng Bộ BVĐK huyện Đồng Văn đã triển khai đến các Chi bộ, tại Chi bộ   1 đã tổ chức ký Cam kết với 100%  đảng viên trong Chi bộ về “Gương mẫu trong thực hiện việc xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh” vào ngày 01/09/2022.
Theo Báo cáo của Phòng Kế hoạch Tổng Hợp – BVĐK huyện Đồng Văn trong 8 tháng đầu năm 2023 có hơn 70 ca Ngộ độc do Tự tử, do ăn nhầm chất độc từ thuốc hóa chất, lá cây, quả, thân… trong giai đoạn năm 2021 – 2023 có 18 BN nhiễm khuẩn hyết – Bỏng hoại tử 1 phần chi thể do tự ý đắp lá cây và qua khai thác có một số đã cúng Ma – cúng Thần ở nhà và không đến bệnh viện hoặc đến viện muộn trong tình trạng nặng nề; có rất nhiều Sản phụ tự sinh con ở nhà dẫn đến Chảy máu sau đẻ phải truyền 3-4 đơn vị máu cấp cứu cho mẹ, còn trẻ sơ sinh phải điều trị Uốn ván rốn do tự cắt rốn bằng dao/ liềm cắt cỏ/ kéo. Hay có trường hợp trẻ sơ sinh rơi vào dao cắt rách phức tạp môi má phải cấp cứu cả mẹ và con. Có hơn 60 trẻ em Suy dinh dưỡng mức độ nặng do tục lệ cho trẻ ăn dặm sớm (ăn dặm trước 6 tháng), có những em bé ăn dặm bằng cháo gói từ lúc 1 tháng tuổi, Có những trẻ sơ nhẹ cân, non tháng, mắc các bệnh nặng do những bà mẹ “Nhí” ở độ tuổi 13-16 tuổi, do kết hôn cận huyết thống… và còn nhiều trường hợp bệnh nhân mắc Lao cần điều trị dài ngày nhưng gia đình cũng tổ chức cúng ma nên đưa đến muộn…
Tất cả những số liệu và trường hợp trên có lẽ chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm mà Bệnh viện thống kê được qua công tác khám chữa bệnh, có lẽ còn nhiều những em bé, những bệnh nhân nữa đã không kịp đến viện, không kịp “Thời điểm vàng” cấp cứu, không được thụ hưởng sự Chăm sóc, điều trị từ các Nhân viên Y tế của Bệnh viện.
Một số hình ảnh minh họa hậu quả của các khi người dân sử dụng, áp dụng phong tục, tập quán, hủ tục lạc hậu gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người:

[[Hình ảnh: Tự đắp thuốc tại nhà không rõ nguồn gốc gây Họai tử và nhiễm khuẩn máu. Và hình ảnh sau điêu trị 7 ngày tại Bệnh viện.]]

[[Hình ảnh: Đẻ tại nhà mẹ cấp cứu tại khoa HSCC, bé sơ sinh rơi vào dao cắt rách môi – má phức tạp.]]ư

[[Hình ảnh: Bệnh nhân mang khối u nặng 7,5kg sau thời gian tự uống thuốc kéo dài và cúng ma tại nhà mà không đến Bệnh viện khám, kiểm tra.]]
'
[[Hình ảnh: Trẻ sơ sinh được thai nghén bởi Những bà mẹ “Nhí” gây Suy dinh dưỡng bào thai, sơ sinh làm ảnh hưởng lớn đến tương lai, sự phát triển của thế hệ tiếp nối, xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc.]]
Những Hủ tục lạc hậu Cần thiết phải thay đổi, thì những Hủ tục lạc hậu liên quan đến sức khỏe con người cần đặc biệt được thay đổi, xóa bỏ vì nó trực tiếp gây hại đến sức khỏe, tính mạng, sự phát triển kinh tế xã hội và công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước. như lời  Bác Hồ đã dạy: “Khỏe mạnh thì mới có đủ sức để tham gia một cách dẻo dai bền bỉ nhưng công việc ích nước lợi dân”; “ Dân cường thì nước thịnh”.
Tại BVĐK huyện Đồng Văn trong những năm vừa qua đã triển khai từng mục tiêu, giải pháp cụ thể để thực hiện tốt nội dung tuyên truyền bài trừ  Hủ tục lạc hậu (HTLH) tới toàn thể nhân viên bệnh viện cũng như xác định Bệnh nhân, gia đình bệnh nhân, nhân dân các dân tộc thiểu số là đối tượng cần được tuyên truyền, giáo dục sức khỏe thường xuyên, thay đổi nhận thức và thực hành lối sống tích cự khoa học, loại bỏ dần những tập tục lạc hậu, trì trệ ảnh hường trực tiếp tới sức khỏe của nhân dân như:
Đặc biệt chú trọng tuyên truyền đến bệnh nhân tới các Khoa Lâm sàng. Bệnh nhân trước khi ra viện, có các hình ảnh thực tế trực quan cho bệnh nhân. Tổ truyền thông của Bệnh viện đã  xây dựng nội dung, viết bài tuyên truyền bài trừ hủ tục lạc hậu liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện, phù hợp với chuyên môn, thực tế làm cho bệnh nhân, nhân dân tin tưởng và ủng hộ vào Bệnh viện vào nhân viên Y tế.
Chỉ đạo các Khoa Lâm sàng cung cấp, thông báo thông tin người bệnh đã thực hiện các HTLH trước khi vào viện làm chậm trễ quá xử trí cấp cứu “Thời điểm vàng”  cho Tổ truyền thông bệnh viện để gặp gỡ trực tiếp các Bệnh nhân, gia đình bệnh nhân thực hiện “giáo dục sức khỏe trực tiếp”, cho xem các hình ảnh thực tế các bệnh nhân có chuẩn đoán bệnh tương tự trước đó đã điều trị tại bệnh viện, sự tiến triển hàng ngày của người bệnh do điều trị của khoa học, của Bác sĩ và của Thuốc sử dụng tại bệnh viện, Giải thích những nguy cơ xấu mà người bệnh có thể phải ghánh chịu khi làm Lễ cúng và đưa đến muộn, hoăc tự ý sử dụng các loại thuốc lá theo phong tục địa phương dùng để bôi, đắp , uống, ăn mà không đến Bệnh viện dẫn đến Bỏng hoại tử, nhiễm trùng máu, nhiễm độc Gan, thận, Suy Gan, Suy Thận, Suy Tim… có thể dẫn đến Tử vong do đến muộn, mất “Thời điểm vàng cấp cứu”.
Bệnh viện cũng quán triệt chủ trương “Mỗi Đảng viên, mỗi nhân viên trong bệnh viện phải là một tấm gương điển hình về việc xóa bỏ HTLH, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh”. Làm tốt công tác “Thuyết phục,làm gương và nêu gương” trong gia đình, dòng họ và nơi dân cư.
Xây dựng thông tin, nội dung, viết các tin bài, tin ảnh, chia sẻ các thông tin, bài viết gần gữi, dễ hiểu, dễ thực hành trong việc thực hiện xóa bỏ HTLH, phong tục, tập quán lạc hậu, gương mẫu xây dựng nếp sống văn minh. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền giáo dục bệnh nhân, gia đình bệnh nhân trong mỗi buổi đi buồng, thăm khám bệnh nhân cũng với các khoa Lâm sàng. Nhân các dịp tuyên truyền trực tiếp tại Khoa, Buồng bệnh có Bệnh nhân trực tiếp sẽ là hình ảnh trực quan sinh động nhất và là “Tài liệu sống” để lồng ghép tuyên truyền cho Người bệnh, gia đình người bệnh đang điều trị tại khoa, phòng.
Trong những năm vừa qua hoạt động Tuyên truyền Giáo dục sức khỏe, thông tin mới trong Khám chữa bệnh tại BVĐK huyện Đồng Văn, những nội dung tuyên truyền bài trừ hủ tục tại BVĐK huyện Đồng Văn được thực hiện thường xuyên, liên tục và luôn nhận được sự phản hồi, chia sẻ tích cực và sự đồng thuận của bệnh nhân, gia đình người bệnh đến khám và điều trị tại BVĐK huyện Đồng Văn.
Tuy nhiên công cuộc Bài trừ, xóa bỏ các Hủ tục lạc hậu nói chung, các Hủ tục lạc hậu liên quan đến sức khỏe, công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân cần có sự vào cuộc sát sao, tích cực của tất cả các cấp ủy, chính quyền của các Ban ngành, các Đoàn thể, mọi người dân, mọi lứa tuổi mới có thể Thay đổi và Xóa bỏ triệt để. Hủ tục lạc hậu “không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa”. Các hủ tục vẫn có thể thay đổi nếu những người đang sống tại nơi tồn tại những hủ tục được giáo dục, tuyên truyền tốt./.
                                                                  

Tác giả bài viết: Hà Giang Lê

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây