Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn - Địa chỉ: Tổ 7, thị trấn Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Thứ năm - 16/09/2021 05:53
KHÁI NIỆM
      Bệnh đái tháo đường là một nhóm bệnh rối loạn được đặc chưng bởi tăng nồng độ Glucose máu mạn tính cùng với rối loạn Cacbonhydrat, Protein, Lipit do giảm bài tiết insulin, giảm khả năng hoạt động của insulin hoặc cả hai
      Đái tháo đường gây tổn thương, rối loạn, suy giảm nhiều cơ quan. Hậu quả lâu dài của các rối loạn chuyển hóa này là tổn thương các vi mạch, các mạch máu nhỏ và mạch máu lớn ở BN ĐTĐ
Triệu trứng của bệnh đái tháo đường
1

Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ
1. Insulin do tế bào Beta đảo tụy tiết ra có tác dung tăng tiêu thụ Glucose, tiêu mỡ, tích lũy Glucogen và đồng hóa đạm. Insulin có tác dụng ức chế phân hủy Glucogen trong gan
 - Thiếu Insulin cản trở quá trình chuyển hóa Glucoza, trước tiên là khâu o xít hóa các phân tử đường và Phosphorin hóa chúng. Glucose không được chuyển hóa, khuyêch tán vào tổ chức, tích lũy trong máu dẫn đến đường huyết tăng cao
- Tổ chức không có năng lượng hoạt động sẽ thông qua hệ thống thần kinh để phân hủy Glucogen trong gan nhưng Glucogen chuyển thành Glucose vào máu dẫn đến tăng đường huyết.
2.Glucogen: Tuyến tụy tiết glucogon><insulin
- Insulin làm giảm Glucose máu
- Glucogon làm tăng glucose máu
Biến trứng bệnh tiểu đường
Sự nguy hiểm của tiểu đường (đái tháo đường) không nằm ở mức đường huyết cao mà chính là ở các biến chứng do bệnh gây ra. Cho dù đó là bệnh tiểu đường type 1 hay type 2, các biến chứng của chúng đều gây ra tác hại khó lường trên tim, mắt, thận, bàn chân và hệ thần kinh. Bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ, bạn có thể sống khỏe mạnh mà không lo biến chứng tiểu đường xuất hiện.
 
2

 II: NỘI DUNG
    1: Mục tiêu dinh dưỡng điều trị đái tháo đường
 - Dinh dưỡng điều trị bao gồm quá trình chăm sóc và quản lý dinh dưỡng, cung cấp cho các đối tượng đái tháo đường các khuyến nghị thay đổi lối sống giúp họ kiểm soát glucose máu và làm chậm các biến chứng gây ra cho bệnh.
- Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp cho bệnh nhân đái tháo đường giảm liều thuốc cần dùng, giảm các biến chứng do bệnh gây ra.
  - Giảm nguy cơ đái tháo đường và các bệnh tim mạch bằng cách khuyến khích lựa chon thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể lực để giảm cân trung bình và duy trì nó
 - Duy trì tình trạng dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo: Sức khỏe tốt, sự phát triển tốt và duy trì tổ chức cơ của cơ thể
 -  Đạt được và duy trì tốt nhất các chỉ số chuyển hóa bao gồm: Mức đường máu trong giới hạn bình thường, Lipit và lipoprotein ở giới hạn giảm nguy cơ tim mạch, mức huyết áp trong giới hạn bình thường
 - Đưa mức Glucose máu trử về giới hạn bình thường hoặc cố gắng ở mức an toàn ngăn ngừa biến chứng hoặc làm chậm đến mức tối thiểu phát triển các biến chứng mạn tính của đái tháo đường bằng cách thay đổi khẩu phần dinh dưỡng và lối sống phù hợp
       + ĐTĐ typ 1 Mức glucose máu lúc đói khoảng 4,4-6,1mmol/l, sau ăn < 8.0 mmol/l
        + ĐTĐ typ 2 Mức đường huyết khoảng < 7mmol/l
     Nên duy trì ở mức sau: Trước ăn: 5- 7,2mmol/l
                                           Sau ăn 1-2 giờ: , 10mol/l
   2: Nguyên tắc dinh dưỡng
 - Cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng theo lứa tuổi, tình trạng sinh lý, tình trạng lao động, bệnh tật
 - không làm tăng đường máu sau ăn
 - không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn
 - không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp , suy thận
 - Phù hợp với tập quán địa phương dân tộc
 - Đơn giản không quá đắt tiền
 - Duy trì được mức cân nặng ở mức cân nặng lý tưởng
 - Năng lượng (1500-1700kcal)
      + Nằm điều trị tại giường và hoạt động nhẹ: 30kcal/kg cân nặng lý tưởng/ ngày
      + Hoạt động nặng: 35kcal/ kg cân nặng lý tưởng/ngày
  - Glucid:55-65% tổng năng lượng ( 210-270 gam)
 -  Protein:15-20% tổng năng lượng(56-82g)
 - Lipid: 20-30% tổng năng lượng(25-55g trong đó 2/3 là acid béo chưa no)
 - Chất xơ: 20-25g
 - Chia thành nhiều bữa trong ngày > 3 bữa ổn định thời gian cho các bữa ăn
- Chon thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
3

3: Thực phẩm nên dùng.
-Các loại  thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như; thịt nạc, cá, tôm cua
- Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương như: Đậu phụ, đậu nành
- Các loại gạo, mì, ngô, khoai, sắn…Nên chọn: gạo lứt, bánh mỳ đen
- Dầu thực vật( dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng,..)
-Ăn nhiều rau xanh, các loại quả chin có hàm lượng đường ít, trung bình: như gioi, thanh long, bưởi, ổi, cam..
- chọn sữa có chỉ số đường huyết thấp như: Gluvita, ..
4: Thực phẩm hạn chế
- Miến dong, bánh mỳ trắng
- Khoai củ chế biến dưới dạng nướng
- Phủ tạng động vật như: Tim, gan, ..
- Các loại quả có hàm lượng đường cao như: táo, na, nhãn, vải, mít, hồng xiêm,
5: Thực phẩm không nên dung
- Các loại bánh kẹo chứa nhiều đường
- Các loại quả sấy khô
- Rượu, bia, các loại nước ngọt có đường..
6: Chế biến thực phẩm
- Hạn chế các món rán , các loại mỡ động vật
- Các loại khoai củ không nên chế biến dưới rạng nướng
- Hạn chế sử dụng các loại nước quả ép, xay sinh tố nên ăn cả múi, miến để có chất xơ
 
Các loại thực phẩm thay thế tương đương
Người bệnh có thể thay thế thực phẩm tương đương tùy theo hoàn cảnh, vùng miền và theo mùa cho phù hợp.
Tên thực phẩm Thực phẩm thay thế tương đương Ghi chú
100g thịt lợn nạc - 100g thịt bò, 1,2 lạng tôm, cá nạc, 2 quả trứng vịt, 3 quả trứng gà,8 quả trứng chim cút, 200g đậu phụ  
100g gạo - 2 lưng bất cơm, 100g miến, 100g bột mỳ, 100g bánh quy, 100g phở khô, 100g bún khô, 170g bánh mỳ , 250g bánh phở tươi, 300g bún tươi, 400g khoai củ các loại.  
1 thìa dầu ăn 5ml - 8g lạc hạt, 8g vừng  
1g muối - 5ml nước mắm, 7ml magi  
 
Thưc đơn mẫu
Năng lượng 1600kcal/ ngày(50kg)
 
Thời gian Ví dụ thự đơn Đơn vị thường đùng
 
Sáng
 
 
Phở thịt bò Nửa bát to
Bánh phở: 160g 7-8 miếng
Thịt bò: 35g  
Rau thơm, hành lá  
 
 
 
Bữa trưa
 
 
 
Gạo tẻ: 100g 2 nửa bát cơm
Thịt nạc:40g 2 chiếc trả lá lốt
Đậu phụ: 65g 4 miến nhỏ
Dầu ăn: 10ml 2 thìa 5ml
Râu bắp cải: 200g 1 miệng bát con rau
Bưởi: 180g 3 múi trung bình
 
 
 
Bữa tối
 
 
Gạo tẻ: 80g Miệng bát cơm con
Thịt nạc: 25g 2 miếng trứng chon thịt rán
Trứng gà: 1 quả  
Dầu ăn: 7ml 1,5 thìa
Bí xanh luộc: 250g 1 bát con rau
Đu đủ chín: 150g 1 miếng trung bình
Bữa phụ  
250ml sữa không đường 1 cốc
 
Có thể sử dung thực phẩm tương đương để thay thế trong các bữa ăn
 
 * chú ý
- Không nên ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
       Chỉ số đường huyết là mức tăng đường huyết sau ăn của một lọai thực phẩm, các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau klhi ăn thì mức độ làm tăng đường huyết khác  nhau. Khả năng làm tăng đường huyết được goị là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó.
 
Danh sách chỉ số đường huyết của một số thực phẩm
 
Nhóm thực phẩm Tên thực phẩm Chỉ số đường huyết %
Banh mỳ Bánh mỳ trắng 100
Bánh mỳ toàn phần 99
Bánh mỳ tươi 31.1
Lương thực Gạo trắng 83
Lúa mạch 31
Yến mạch 85
Bột dong 95
Gạo giã dối 72
Khoai lang 54
Khoai sọ 58
Sắn 50
Củ từ 51
Quả chín Chuối 53
Táo 34
Dưa hấu 72
Đu đủ 56
Cam 31-40
Xoài 55
Nho 25-43
Mận 24
34
Ổi 16
Rau Cà rốt 49
Rau muống 10
Đậu Lạc 19
Đậu tương 18
Hạt đậu 49
Đường Đường kính 86
Bánh bích quy 50-65
Huralight 27,6
 
Chú ý đặc biệt
 - Người bệnh đái tháo đường có thể bị hạ glucose máu do tác động của rượu, do đó hạn chế uống rượu
 -Với người bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai, áp dung chế độ ăn bình thường như phụ nữ có thai, khi cần thì hạn chế năng lượng, năng lượng 1600kcol/ngày có thể xem như là giới hạn an toàn cho glucose máu bình thường
 -Khi sắp xảy ra hạ đường huyết thì nên khuyên bệnh nhân ăn 15-20g glucid ( tốt nhất ở dạng dung dịch)
 -Đái tháo đường typ 2 kết hợp nghiện thuốc lá là những yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng tim mạch
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây